100% giày chính hãng
Lật cổ chân trong bóng đá là một loại chấn thương rất phổ biến đối với mỗi cầu thủ, khi gặp phải loại chấn thương này có thể bạn sẽ phải hoãn vận động mạnh trong thời gian dài và gây ra nhiều bất tiện trong di chuyển. Trong phạm vi bài viết hôm nay hãy cùng Sport9 tìm hiểu kĩ hơn và cách khắc phục loại chấn thương này nhé.
Lật cổ chân là loại chấn thương phổ biến trong thể thao
Lật cổ chân hay còn gọi là lật sơ mi, đây là tình trạng đứt hoặc rách dây chằng bao quanh khu vực cổ chân. Khi đi khám có thể được bác sĩ chẩn đoán là bong gân. Chấn thương này khá phổ biến ở những người chơi thể thao đặc biệt là bóng đá. Nguyên nhân chủ yếu là do khởi động không kỹ hoặc vận động trật nhịp, khiến phải tạm dừng hoạt động hoặc không thể tham gia vào trận đấu.
- Bầm tím và sưng đỏ: Đây là triệu chứng dễ nhận biết do có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
- Đau nhói khu vực cổ chân: Các cơn đau xuất hiện khi bạn chạm vào mắt cá chân và nhận thấy rõ ràng hơn khi chỗ chấn thương phải chịu một lực tác động lên.
- Vận động bị hạn chế: Đau và sưng nề ở cổ chân làm vận động đi lại bị hạn chế.
Lật cổ chân gây ra hiện tượng sưng tấy và bất tiện trong di chuyển
Thường sẽ có 2 dạng:
- Lật bên trong cổ chân (bàn chân quay vào trong): Là tình trạng mà dây chằng bên ngoài bị đứt, thường bắt đầu với dây chằng sên-mác trước. Đứt dây chằng cấp độ 2, cấp độ 3 sẽ khiến khớp mất vững mạn tính và có xu hướng tổn thương ngày càng nặng thêm. Lật bàn chân trong gây vỡ vòm xương sên, có thể kèm theo tổn thương dây chằng cổ chân.
- Lật ngoài cổ chân (bàn chân xoay ra phía ngoài): Khi khớp bên trong phải chịu một lực tác động mạnh, mắt cá chân trong sẽ gãy thay vì đứt dây chằng bởi dây chằng delta rất khỏe. Tuy nhiên, dây chằng cũng có thể bị đứt khi xoay ngoài. Tình trạng này cũng tạo lực lên các khớp ngoài, lực nén thường kết hợp với gấp cổ chân có thể khiến đầu xa xương mác bị gãy, hoặc dây chằng khớp chày mác dưới syndesmosis bị rách (đứt dây chằng cổ chân cao). Ngoài ra, lật ngoài cổ chân tạo một lực truyền xuống dọc xương mác làm chỏm xương mác gần khớp gối bị gãy (gãy Maisonneuve).
Nếu không may bị lật cổ chân do đá bóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi vừa bị lật cổ chân nên dừng ngay việc đá bóng lại và chườm đá khoảng 10 - 20 phút nhằm giảm sưng tấy và tránh dây chằng bị giãn. Đây là phương pháp tối ưu nhất ngay lúc ban đầu.
- Tiếp đến là nên cố định chân bằng cách quấn khăn mềm.
- Gác chân lên cao và hạn chế đi lại trong 2 ngày đầu (nếu không cần thiết thì không đi).
- Tích cực chườm đá, ngâm chân bị đau vào xô nước đá với mức nước cao đến ống đồng, mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút, mỗi ngày 3 lần.
- Kiên trì ngâm chân, hạn chế đi lại và tránh vận động mạnh thì sẽ sớm phục hồi trong 2 - 3 ngày nếu chấn thương nhẹ.
- Tập một số bài tập phục hồi như vịn tay vào tường, xoay nhẹ cổ chân,nhún nhẹ chân, mỗi ngày tập khoảng 10 phút.
- Khi ngủ nên kê chân cao khoảng 30cm.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp sơ cứu ban đầu và chấn thương nhẹ. Đối với chấn thương nặng bạn nên đến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Sử dụng băng quấn cổ chân giúp phục hồi nhanh hơn
Phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh vậy nên có 1 số lưu ý để khắc phục tình trạng này như sau:
- Lựa chọn những đôi giày đá bóng cổ cao để ôm chắc phần bị chấn thương.
- Khởi động kỹ đặc biệt là cổ chân trước khi chơi bóng.
- Tránh những pha bóng nguy hiểm nếu có thể.
- Sử dụng những phụ kiện bảo vệ cổ chân.
- Tập luyện những bài tập cải thiện khả năng thăng bằng của cơ thể.
Khởi động kỹ đặc biệt là cổ chân trước khi chơi bóng để tránh bị lật cổ chân
Đừng để những chấn thương cản trở bạn khi chơi bóng, không chỉ là chơi bóng mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống. Hy vọng qua bài viết hôm nay các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Đang tải dữ liệu...